Sau khoảng thời gian “làm mưa làm gió” của các dự án Layer 2 ở trên thị trường crypto thì dường như, sự chú ý đang quay trở lại với các Layer 1, đặc biệt là những dự án có tiềm năng lớn như Monad. Nếu như anh em đang cảm thấy việc săn airdrop ở những dự án Layer 2 không còn mang lại lợi nhuận lớn nữa thì có thể tìm hướng đi mới với những nền tảng Layer 1 này.
Trong bài viết dưới đây, Homo Ventures sẽ hướng dẫn anh em cách làm retroactive để có cơ hội nhận airdrop từ Monad – Dự án đã huy động hơn 244 triệu USD từ các ông lớn như Paradigm nhé!
Monad là gì?
Monad là dự án Layer 1 (L1) được xây dựng dựa trên kiến trúc CPU Superscalar để triển khai Thực thi song song (Parallel execution), đây là một mô hình cho phép xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc, khác với mô hình Sequential execution (thực thi tuần tự) mà đa số các blockchain hiện nay đang sử dụng.
Nhờ vào kiến trúc đặc biệt này, Monad có khả năng xử lý lên đến 10.000 giao dịch trong một giây (TPS). Từ đó nâng cao khả năng mở rộng cho các dự án Web3 được tích hợp vào hệ sinh thái Monad ở trong tương lai. Ngoài ra, nền tảng này còn được thiết kế tương thích với Ethereum, điều này cho phép các dự án EVM có thể nhanh chóng và dễ dàng được triển khai trên Monad.
Với giải pháp tiềm năng đang xây dựng, Monad đã huy động được hơn 244 triệu USD sau 3 vòng gọi vốn, được định giá lên tới 3 tỷ đô la. Một số quỹ nổi tiếng tham gia đầu tư vào Monad phải kể đến như Paradigm, Coinbase Ventures, OKX Ventures,…
Tổng quan về airdrop Monad
Hiện tại, mặc dù Monad chưa xác nhận chính thức rằng họ sẽ airdrop cho người dùng. Tuy nhiên, với số tiền lớn mà dự án này đã huy động được, chúng ta có thể kỳ vọng Monad sẽ sử dụng một phần trong số đó để thực hiện các hoạt động “tri ân” và quảng bá tên tuổi của họ đến cộng đồng.
Đặc biệt hơn, Paradigm là cái tên dẫn đầu trong vòng gọi vốn 225 triệu USD diễn ra vào tháng 04/2024 vừa qua, nhiều dự án được quỹ này đầu tư đã từng airdrop “khủng” cho người dùng của họ. Một số ví dụ điển hình phải kể đến như: Uniswap, Starknet,… hay mới đây nhất là Blast.
Ngoài ra, Monad cũng chia sẻ một bài viết hướng dẫn cách để cộng đồng có thể nhận được role trên kênh Discord của dự án. Điều này có thể củng cố thêm cho kỳ vọng Monad sẽ airdrop ở trong tương lai khi mà token của dự án được ra mắt chính thức.
Cách retroactive Monad
Sau đây, mình sẽ hướng dẫn anh em cách làm retroactive để có cơ hội nhận airdrop từ dự án Monad nhé. Bởi vì Monad chưa có xác nhận chính thức nên những hoạt động mà mình chia sẻ ở dưới đây sẽ không được đảm bảo 100% là bạn sẽ nhận được airdrop. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại (26/07/2024) thì đây là những việc mà chúng ta có thể làm để tiếp cận gần nhất với khả năng airdrop của Monad.
Người dùng tích cực trên Discord
Nếu như thường xuyên theo dõi những kênh media của Monad thì có thể bạn sẽ thấy được dự án này rất đề cao các công tác phát triển cộng đồng của họ. Đáng nói hơn, Monad còn đưa ra các tips để hướng dẫn và khuyến khích người dùng tương tác để lấy role trên kênh Discord của dự án.
Vì vậy, nếu như bạn muốn retroactive Monad để có cơ hội nhận được airdrop thì không thể nào bỏ qua cách này được. Những role và cách để lấy chúng như sau:
- Nads role: Tương tác tích cực và tạo ra các nội dung thảo luận phù hợp để người dùng khác hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến Monad
- 1)what: Dành cho những anh em có các ý tưởng sáng tạo và có ý nghĩa cho cộng đồng thì sẽ nhận được role này
- Quant role: Role này sẽ được dành cho những anh em thường xuyên thảo luận về các chủ đề về kỹ thuật giao dịch, DeFi, công nghệ hoặc NFT,…
- Monartist: Dành cho những người dùng tạo ra được những hình ảnh hoặc meme tốt có thể sử dụng trong kênh chat hàng ngày được
- Monvideo: Dành cho những anh em tạo các video/GIF/ảnh chuyển động liên quan đến Monad và có giá trị cho cộng đồng
- Running Hot: Nếu như anh em thực hiện tốt công việc của những role kể trên và được cộng đồng đề xuất thì sẽ nhận được role này
- OGNad: Nếu như bạn tiếp tục kiên trì đóng góp cho cộng đồng thì sẽ nhận được OGNad
- Mon role: Cuối cùng, nếu như bạn là một thành viên có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng thì bạn sẽ nhận được Mon role
Ngoài ra, bạn cũng có thể tích cực tham gia các event được tổ chức thường xuyên trên Discord như: Monad Monday (AMA, round table), chơi poker,… để dễ đạt được các mức role cao hơn nhé.
Sử dụng Phantom Wallet
Vào tháng 11/06/2024, trên kênh X (Twitter cũ) của Monad đã đăng một dòng thông báo “All you need to access testnet” (tạm dịch: tất cả những gì bạn cần để truy cập vào testnet) khi nhắc tới sự hợp tác của L1 này với Phantom Wallet – Ví crypto all-in-one hàng đầu thị trường ở thời điểm hiện tại.
Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của ví Phantom trong việc truy cập vào Monad, đặc biệt là giai đoạn testnet sắp được ra mắt của nền tảng này. Vì vậy, bạn hãy tích cực sử dụng Phantom Wallet và hoàn thành những nhiệm vụ trên kênh Galxe của ví này để biết đâu, Monad sẽ có các lợi ích độc quyền ưu tiên cho những người dùng sử dụng tích cực sản phẩm từ đối tác của họ.
Tương tác các giao thức thanh khoản
DeFi là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng và thanh khoản dường như là huyết mạch đối với bất kỳ hệ sinh thái blockchain nào. Monad cũng như vậy, do đó, anh em có thể tương tác với những giao thức thanh khoản nằm trong hệ sinh thái Monad để tăng thêm khả năng nhận airdrop từ dự án blockchain này nhé.
Bởi vì hiện tại L1 này chưa chính thức ra mắt testnet hay mainnet, cho nên, bạn chỉ có thể tương tác với những dự án là partner (đối tác) của Monad. Ở phần này, mình sẽ ưu tiên những dự án chưa ra mắt token và có tiềm năng cao như Elixir (huy động 17,5 triệu USD từ Mysten Labs, Amber, GSR,…), Swaap (huy động 4,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Seed) và nhiều dự án DeFi khác đang được xây dựng, tích hợp vào trong hệ sinh thái của Monad.
Những tính năng cơ bản mà anh em có thể khám phá ở các giao thức thanh khoản kể trên bao gồm: swap (giao dịch), earn và stake,… Tuy nhiên, anh em nên lựa chọn những dự án có uy tín và “không bỏ tất cả trứng vào một rổ” để tránh những rủi ro mất mát tài sản không thể lường trước nhé.
Tương tác các giao thức bridge
Tương tự như DeFi, bridge cũng đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ nền tảng nào trong bối cảnh có rất nhiều hệ sinh thái đã và đang mọc lên như hiện nay. Đối với Monad cũng như vậy, đặc biệt hơn khi mà trong danh sách các nhà đầu tư Angel (thiên thần) của dự án này có sự góp mặt của các founder đến từ những giao thức bridge hàng đầu hiện nay như Wormhole (ticker: W) và LayerZero (ticker: ZRO).
Như vậy, những người dùng của 2 giao thức kể trên cũng sẽ có khả năng để nhận airdrop từ Monad. Anh em có thể sử dụng bridge hoặc stake token của 2 giao thức kể trên để không chỉ có cơ hội trúng airdrop từ Monad còn từ nhiều dự án khác partner với Wormhold và LayerZero.
Monad Testnet
Tất cả những tương tác mình kể trên, phần lớn là để có được “vé mời” trải nghiệm nếu như Monad cho ra mắt private testnet. Còn nếu như testnet của Monad mở public cho tất cả mọi người thì những tương tác trước đó cũng sẽ mang lại một số lợi thế nhất định cho bạn, ít nhất thì bạn cũng quen với việc sử dụng ví Phantom để thực hiện retroactive với mạng thử nghiệm của Monad.
Với góc nhìn của mình, hiện tại thì ngoài role Discord ra thì tham gia testnet sẽ là con đường tốt nhất để nhận được airdrop từ Monad. Cho nên, bạn hãy thực hiện thử nghiệm thật nghiêm túc để trúng airdrop Monad token nhiều nhất có thể nhé.
Lời kết
Trên đây là bài hướng dẫn anh em cách làm retroactive với Monad, dự án L1 với tiềm năng airdrop lớn khi đã huy động được hơn 244 triệu USD và được hậu thuẫn bởi cái tên “bảo chứng” cho việc airdrop khủng – Paradigm.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được cách retroactive và chuẩn bị “cày” khi mạng testnet của Monad sắp được ra mắt để có cơ hội nhận được airdrop khủng từ L1 này nhé. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở Telegram để Homo Ventures có thể hỗ trợ cho bạn nhé!